Địa lý Bình_Tuy

Tỉnh Bình Tuy có vị trí địa lý:

Diện tích 3.560 km². Tỉnh lỵ là Hàm Tân gần bờ biển phía nam, cách thành phố Sài Gòn 183 km về hướng đông.

Dân cư

Dân tộc sinh sống đông nhất ở đây là người Kinh, kế đó đến người Raglai và người Chăm. Các tôn giáo chính tại đây là đạo Thiên Chúa, đạo Phật, đạo Tin Lành, thờ cúng ông bà.

Dân số tỉnh Bình Tuy tính đến năm 1971 là 74.315 người.

Địa hình

Phía đông bắc tỉnh nhiều rừng núi, các ngọn núi đáng kể là núi M'Hai 1.642 m, núi B'Nom Dan Lu 1.339 m, núi Pacam 1.205 m, núi Nam Hu 1.186 m, núi B'Nom Pang Ko 734 m.

Ở giữa tỉnh gần Tánh Linh có núi Ông cao 1.302 m, núi Đen cao 507 m.

Phía tây và phía nam có những ngọn núi thấp như: núi La A 332 m, núi Dinh (Djinh) 295 m, núi Hok 157 m, núi Giang Cò 352 m, núi Bà 871 m, núi Ky 736 m, núi Đất 166 m, núi Nhọn 570 m, núi Tà Cú 666 m.

Khí hậu

Khí hậu Bình Tuy giống Bình Thuận, không chênh lệch nhiệt quá lớn. Mùa mưa từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 11, mùa khô từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 4.

Sông ngòi

Sông La Ngà là sông chính của tỉnh, chảy từ Lâm Đồng xuống Bình Tuy theo hướng bắc-nam, đi ngang qua quận Tánh Linh, rồi vào địa phận quận Hoài Đức và chảy dọc theo ranh giới với tỉnh Long Khánh, sau đó chảy qua phía bắc Long Khánh để nhập vào sông Đồng Nai. Các chi lưu quan trọng của sông La Ngà là sông Da Rgna, Da R'Gnao và sông Các. Ngoài ra, Bình Tuy còn các sông khác ở phía đông và nam là sông Kabat, sông Phan, sông Dinh, sông Giêng, sông Gia Ót, sông Cỏ Chi, sông Cô Kiều. Và một số suối lớn như suối Vàng, suối Kiết, suối Tre. Ở Hiệp Hòa có suối nước nóng trên 70 °C.